9 Nguyên nhân gây mất ngủ phổ biến nhất hiện nay

time-icon 15-08-2022

I. Nguyên nhân gây khó ngủ
Thông thường với người trưởng thành, một giấc ngủ đủ phải kéo dài từ 7 – 8 tiếng/đêm. Đặc biệt ngủ phải ngon & sâu giấc thì cơ thể mới phục hồi về trạng thái tốt nhất để bắt đầu ngày mới được.

Giấc ngủ chất lượng cần có một số yếu tố như: dễ vào giấc, ngủ đủ giờ, ngủ sâu & cơ thể thoải mái, sảng khoái khi thức dậy. Tuy nhiên hiện nay không ít người gặp tình trạng khó ngủ, trằn trọc mãi không thể vào giấc hoặc ngủ không sâu giấc, dễ giật mình, tỉnh giấc,…Đó là biểu hiện của chứng mất ngủ, khó ngủ.

Đầu tiên cần xem xét liệu bạn đang bị mất ngủ “nhất thời” hay mất ngủ kéo dài. Nếu tình trạng mất ngủ, khó ngủ diễn ra trong thời gian dài, trong khoảng từ 5 – 7 ngày trở lên thì đó được xem là mất ngủ kéo dài & cần đặc biệt chú ý.

Một số nguyên nhân gây mất ngủ nhất thời:

  • Do lệch múi giờ, lịch trình làm việc, học tập, du lịch,…làm ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học của bản thân gây nên hiện tượng khó ngủ.

  • Ăn nhiều trong bữa tối hoặc bữa khuya: việc ăn quá nhiều thức ăn, nhất là các loại thức ăn giàu đạm, tinh bột cũng sẽ khiến cơ thể khó ngủ do phải liên tục hoạt động để tiêu hóa thức ăn.

  • Dùng các chất kích thích, đồ uống có chứa cafein trước khi ngủ: một số chất kích thích hay cafein có trong các loại đồ uống như cafe, trà,…sẽ tác động lên hệ thần kinh gây mất ngủ.

  • Do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài: ánh sáng quá mạnh, âm thanh tiếng ồn, nhiệt độ,…ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ

Một số nguyên nhân gây mất ngủ kéo dài:

  • Ảnh hưởng của tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tuổi càng lớn thì thời gian ngủ càng giảm. Người già thường bị mệt mỏi vào buổi tối nên họ ngủ được rất ít & thường dậy sớm vào buổi sáng.

  • Do thói quen xấu ảnh hưởng: một số thói quen xấu kéo dài như dùng điện thoại, máy tính bảng vào buổi đêm trước khi ngủ, thức khuya liên tục,…cũng sẽ làm thay đổi hẳn đồng hồ sinh học & nhịp độ ngủ. Những thói quen này kéo dài lâu sẽ khiến cơ thể không thể đi ngủ sớm, đúng giờ được nữa.

  • Căng thẳng, stress kéo dài: Những áp lực trong cuộc sống về công việc, học tập, gia đình,…kéo dài liên tục cũng khiến thần kinh bị suy nhược & ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ.

  • Do một số bệnh lý gây nên: các chứng bệnh như tim mạch, đái tháo đường, đau mãn tính, hen suyễn, Parkinson, Alzheimer,…cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ kéo dài.
  • Ít vận động, lười thể dục thể thao: các hoạt động thể chất giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất & dễ đi vào giấc ngủ hơn. Do đó nếu bạn ít vận động, cơ thể sẽ bị ì lại & gây ra một số tác hại không tốt như: béo phì, mỡ máu, tim mạch,…& cả chứng mất ngủ.

II. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nếu bạn bị mất ngủ “nhất thời” chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày thì không quá nghiêm trọng, tuy nhiên nếu mất ngủ kéo dài thì cần đặc biệt chú ý. Nhất là khi hiện tượng mất ngủ do một số chứng bệnh gây nên.

Dưới đây là một số chứng bệnh thường gây ra hiện tượng mất ngủ, khó ngủ & xảy ra phổ biến ở cả người trẻ lẫn người già:

  • Bệnh trào ngược dạ dày
  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh viêm khớp, viêm nhức cơ
  • Bệnh hen suyễn
  • Một số chứng bệnh về tuyến giáp
  • Các bệnh lý về thần kinh: trầm cảm, rối loạn lo âu, đau đầu, Parkinson, Alzheimer, nghiện các chất kích thích (rượu bia, thuốc,…)
  • Thay đổi nội tiết tố

III. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ
Để khắc phục một số nguyên nhân gây mất ngủ kể trên bạn có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây.
Nếu là mất ngủ “nhất thời”, trước tiên hãy xem xét nguyên nhân nào gây mất ngủ & ngay lập tức thay đổi nó.

VD: Nếu do ăn quá no vào bữa tối thì ngay hôm sau hãy hạn chế lại & chỉ nên ăn trước 8 giờ tối. Nếu do lệch múi giờ thì trước khi đi ngủ bạn có thể thử một số mẹo để dễ ngủ hơn như là đọc sách, tập một vài động tác yoga cơ bản, uống một cốc sữa nóng, massage lòng bàn chân,…

Nếu bị mất ngủ kéo dài thì có thể tham khảo một số cách điều trị như:

  • Sử dụng các loại thảo dược giúp ngủ ngon, an thần: hiện nay có một số loại thảo dược giúp giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc & dễ ngủ hơn như Saffron (nhụy hoa nghệ tây), tim sen, tam thất,…Không nên tự ý dùng các loại thuốc ngủ, thuốc an thần để điều trị vì chúng có thể gây ra nguy hại cho cơ thể.

  • Thay đổi chế độ ăn uống & sinh hoạt: Bổ sung thêm nhiều chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày. Tập thói quen không ăn quá no, không ăn sau 8 giờ tối & đặc biệt là nên tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày.

  • Hạn chế các thói quen xấu: một số thói quen như dùng điện thoại, máy tính bảng,…trước giờ đi ngủ; dùng nhiều đồ có chứa chất kích thích, cafein,…cũng nên hạn chế & nên bỏ hẳn để có giấc ngủ ngon & sức khỏe tốt.

  • Nếu đã áp dụng các biện pháp trên mà bạn vẫn bị mất ngủ thì nên tới khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được chẩn đoán & điều trị kịp thời.

Trên đây là một số nguyên nhân gây mất ngủ cũng như các biện pháp để giảm thiểu tình trạng này mà bạn có thể tham khảo. Đừng xem nhẹ chất lượng giấc ngủ, bởi chúng chính là “cục pin” để bơm năng lượng cho cơ thể vào ngày mới.